SA KẾT MẠC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

SA KẾT MẠC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Giới thiệu

Sa kết mạc (Conjunctivochalasis: CCh) là tình trạng các nếp kết mạc lỏng lẻo, dư thừa và không phù nề, thường nằm ở kết mạc nhãn cầu, khá phổ biến nhưng lại ít được chẩn đoán trên lâm sàng. Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp "chalasis" (chùng xuống), được Hughes sử dụng lần đầu tiên vào năm 1942.

CCh gây ra một loạt các triệu chứng từ khô mắt, cộm, rát trong giai đoạn nhẹ đến chảy nước mắt sống do chèn tắc điểm lệ ở giai đoạn trung bình và bệnh lí giác mạc do nhắm mắt không kín dẫn đến mất thị lực trong giai đoạn nặng

CCh thường xuất hiện người lớn tuổi, do đó thường được coi là một thay đổi của lão hóa.

Nguyên nhân

Căn nguyên của CCh vẫn chưa rõ ràng đầy đủ. Một số nghiên cứu giả thuyết là do sự suy thoái của các sợi đàn hồi của kết mạc, sự ma sát thường xuyên của mí mắt với kết mạc góp phần làm đứt các sợi đàn hồi và sự hình thành các “nếp kết mạc song song với bờ mí” (Lid- parallel conjunctival folds: LIPCOF). Những nếp này cản trở sự thoát nước mắt, làm ngắn cùng đồ và làm mất đi liềm nước mắt.

Các yếu tố nguy cơ khác gồm di truyền, tuổi tác, tác động cơ học (ví dụ: kính áp tròng), viêm và tia cực tím.

Hơn nữa, can thiệp cơ học có thể gây ra phản ứng viêm kết mạc thứ phát và phá vỡ bao Tenon.

Phân loại

CCh thường biểu hiện hai mắt và được đặc trưng bởi các nếp gấp kết mạc dư thừa, lỏng lẻo, có thể ở bất kỳ phần nào của kết mạc nhưng hay gặp hơn ở phần dưới. Về mô học cho thấy biểu mô kết mạc tăng sản và giảm liên kết nội bào. Kiểm tra đèn khe khám dấu hiệu LIPCOF, thường thấy ở mi dưới.

Khi tiến triển, kết mạc thừa rút ngắn cùng đồ và cản trở cơ học điểm lệ. Các nếp kết mạc rõ hơn khi ấn mi dưới đẩy lên trên và làm phẳng hoặc kéo mi dưới ra khỏi nhãn cầu. Phát hiện các nếp kết mạc trong sa kết mạc phía trên khó hơn; có thể được nhìn thấy khi ấn mi trên lên nhãn cầu.

Khi tiến triển, kết mạc thừa rút ngắn cùng đồ và cản trở cơ học điểm lệ. Các nếp kết mạc rõ hơn khi ấn mi dưới đẩy lên trên và làm phẳng hoặc kéo mi dưới ra khỏi nhãn cầu. Phát hiện các nếp kết mạc trong sa kết mạc phía trên khó hơn; có thể được nhìn thấy khi ấn mi trên lên nhãn cầu.

Độ sâu của cùng đồ được đo bằng đèn khe hoặc các thiết bị như máy đo độ sâu cùng đồ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chụp cắt lớp kết hợp quang học bán phần trước (OCT) có thể hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân bị CCh vì có thể đo diện tích sa kết mạc mặt cắt ngang.

Triệu chứng

Các triệu chứng từ khô mắt, cộm, rát trong giai đoạn nhẹ đến chảy nước mắt sống do chèn tắc điểm lệ ở giai đoạn trung bình và bệnh lí giác mạc do nhắm mắt không kín dẫn đến mất thị lực trong giai đoạn nặng.

Các triệu chứng khác: cảm giác dị vật, bỏng rát, đau, đỏ, phù nề, sợ ánh sáng và nhìn mờ, thường trở nên nặng hơn trong quá trình suy giảm, chớp mắt hoặc đè nén lên nhãn cầu. Những bệnh nhân bị phía mũi bị triệu chứng khô mắt nặng hơn và có những tác động tiêu cực đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

Các dấu hiệu đặc trưng khác bao gồm xuất huyết dưới kết mạc (do các mạch máu trong kết mạc lỏng lẻo dễ bị vỡ khi chớp mắt), sưng nề.

Một số bệnh lý kết giác mạc: viêm kết mạc giác mạc (KCS), mộng mỡ, giác mạc Dellen, hở mi, rối loạn mí mắt gồm rối loạn chức năng tuyến meibomian, hội chứng mí mắt mềm, quặm mi… thường cùng tồn tại với CCh và có thể làm trầm trọng thêm quá trình viêm và sự phát triển của các nếp kết mạc.

Chẩn đoán & chẩn đoán phân biệt

Loại trừ các tình trạng khác gây tắc nghẽn dòng nước mắt và mất ổn định màng nước mắt, như lỏng lẻo hoặc bất thường hình thái mi mắt (ví dụ, hội chứng mí mắt mềm, quặm), lông xiêu, hẹp điểm lệ, viêm kết mạc (do virus/dị ứng) và tắc nghẽn tuyến lệ, hỏi tiền sử giúp phân biệt CCh với các bệnh khác có thể tạo ra các triệu chứng tương tự.

Trong CCh, các triệu chứng trầm trọng hơn khi nhìn xuống và chớp mắt thường xuyên (do các nếp gấp tăng lên hoặc lan rộng). Ngược lại, những bệnh nhân bị khô mắt có các triệu chứng tồi tệ hơn khi nhìn lên (ví dụ: nhìn vào máy tính), vì vùng tiếp xúc giữa các mi mắt mở rộng và cũng cải thiện khi chớp mắt nhiều hơn.

CCh phía trên cấp tính thường chẩn đoán nhầm là viêm giác mạc rìa trên (SLK). Các đặc điểm lâm sàng như phản ứng vi mao mạch ở kết mạc sụn mi trên, viêm giác mạc và ăn mòn giác mạc hướng đến chẩn đoán SLK, ngoài ra còn có hiện tượng tăng viêm (ví dụ như xung huyết, phù mi mắt). Do đó, các xét nghiệm bổ sung như Schirmer, BUT, nhuộm fluorescein cần được áp dụng.

Điều trị

CCh không triệu chứng, không cần điều trị.

Các trường hợp nhẹ đến trung bình, kháng sinh tại chỗ giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn và viêm nhiễm, chất bôi trơn gồm nước mắt nhân tạo và gel, có thể giúp giảm triệu chứng và ổn định màng nước mắt. Một số thành phần trong nước mắt nhân tạo (đặc biệt là glycerol đẳng trương và natri hyaluronate) có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Corticosteroid làm giảm phù bọng kết mạc và viêm nhưng đòi hỏi phải sử dụng trong thời gian dài, và kháng histamine nhỏ tại chỗ làm giảm sự cọ xát/tác động cơ học.

Trường hợp nặng, các phương pháp can thiệp để giải quyết kết mạc dư thừa được thử nghiệm với tỷ lệ thành công khác nhau gồm cắt bỏ kết mạc, đốt kết mạc, cố định củng mạc với kết mạc, thắt kết mạc, tạo hình kết mạc bằng laser, và phẫu thuật sóng điện có hoặc không ghép mô (ví dụ, màng ối).

Phòng bệnh

Tránh các yếu tố làm trầm trọng thêm (ví dụ: quạt, điều hòa, sử dụng thiết bị kỹ thuật số), thay đổi chế độ ăn uống (uống ít caffeine/rượu, bổ sung axit béo) và chăm sóc mi mắt.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Lasik: 0973355150 Phaco: 0822949966